15
12-2022
Đô thị hóa là gì? Ảnh hưởng tiêu cực/tích cực của đô thị hóa

Đô thị hóa không còn là thuật ngữ xa lạ đối với nhịp sống hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đô thị hóa là gì và tác động tích cực/ tiêu cực của quá trình này đối với kinh tế, xã hội như thế nào?

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo, không phải ý kiến chuyên gia!

Đô thị hoá là gì?

Đô thị hóa là gì? Thế nào là đô thị hóa? Có thể hiểu đơn giản đô thị hóa là quá trình mở rộng đô thị và được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân thành thị trên các vùng, khu vực hay quốc gia. Cách tính này được gọi là tỷ lệ (hay mức độ) đô thị hóa.

Bên cạnh đó, đô thị hóa còn được hiểu là quá trình phát triển mở rộng lối sống thành thị được thể hiện qua các mặt như: chất lượng cuộc sống, mật độ dân số,… Đô thị hóa chính là cơ hội để Nhà nước quy hoạch, tổ chức lại cách thức hoạt động của dân cư, đô thị. Theo đó, các khu vực có tiềm năng phát triển về văn hóa – xã hội và kinh tế sẽ được quy hoạch theo hệ thống hiện đại. Những khu vực thưa dân cư hay có điều kiện kinh tế – xã hội chưa cao sẽ được điều chỉnh, quy hoạch với tầm nhìn phù hợp phát triển nền kinh tế xã hội.

Theo các chuyên gia thống kê có đến 80% những quốc gia phát triển có mức độ đô thị hóa cao. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển vẫn có tốc độ đô thị hóa ở mức chậm.

Đô thị hóa là gì? Ảnh hưởng tiêu cực/tích cực của đô thị hóa
Hình ảnh minh họa: Đô thị hóa là gì? Thế nào là đô thị hóa?

>>> Có thể bạn quan tâm: Tỉnh nào rộng nhất Việt Nam? 5 tỉnh có diện tích lớn nhất

Đô thị hóa tự phát là gì?

Nếu như đô thị hóa cần được nhà nước phê chuẩn và được quy hoạch đơn cử, đô thị hóa tự phát lại là một yếu tố khác. Đô thị hóa tự phát là một hình thức đô thị hóa tiên tiến hơn, nhưng quá trình này không được quy hoạch rõ ràng.

Khái niệm đô thị hóa tự phát

Vậy đô thị hóa tự phát là gì? Từ “tự phát” có nghĩa là sự phát triển không có tổ chức hay sự chủ động trong kiểm soát. Theo đó, đô thị hóa tự phát được hiểu là sự mở rộng của đô thị mà không có quy hoạch nào cụ thể, nó tự phát triển gây nên bởi sự gia tăng về dân số cơ học.

Nguyên nhân gây ra đô thị hóa tự phát

Theo khái niệm đô thị hóa tự phát, có thể thấy hai nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này gồm:

  • Tình trạng nhập cư, di dân: Làn sóng di dân từ nông thôn đến các thành phố lớn để làm ăn sinh sống hay do thiên tai, lũ lụt buộc họ phải di dời diễn ra bộc phát. Bên cạnh đó, sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém của chính quyền địa phương chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập cư mất kiểm soát.
  • Tỷ lệ gia tăng dân số cao: Khi tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử, điều này dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Cùng với đó là hàng loạt vấn đề như: thất nghiệp, thu nhập bất ổn,… Điều này khiến người dẫn sẽ di chuyển đến những khu vực kinh tế ổn định hơn, nhiều cơ hội sinh sống và việc làm hơn.

Hậu quả của đô thị hóa tự phát là gì?

Từ những nguyên nhân trên, hậu quả của đô thị hóa tự phát là gì?

Đô thị hóa tự phát đã có tác động lớn đến hệ sinh thái và nền kinh tế của khu vực. Tâm lý và lối sống của con người cũng đang thay đổi dưới tác động của đô thị hóa. Những người chống đối xu hướng đô thị hóa cho rằng nó sẽ làm gia tăng khoảng cách, tăng chi phí đầu tư các cơ sở kỹ thuật hạ tầng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân hóa xã hội do tình trạng dân cư ngoại ô không quan tâm đến các khó khăn của khu vực đó trong đô thị.

Đô thị phát triển thiếu quy hoạch có thể dẫn đến việc một số đô thị thiếu hoặc không thể phát triển về hạ tầng kỹ thuật – xã hội, ô nhiễm môi trường, cảnh quan suy thoái,… Ở bất cứ giai đoạn nào của công tác quy hoạch (bao gồm cả quy hoạch mới và quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị) đều không đồng bộ, chất lượng của các phương án quy hoạch, thiết kế đô thị chưa được quan tâm hoặc bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, các điều lệ quản lý đô thị lại lỏng lẻo và thiếu sự thống nhất giữa các cấp. Như vậy, nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư và xây dựng trong quá trình phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ (nhiều ngành nghề bị bỏ trống nhưng cũng có nhiều ngành nghề được đầu tư chồng chéo)

Đô thị hóa nước ta đã và đang dẫn đến sự mất cân bằng trong sự hài hòa cần thiết giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Đồng thời cũng làm mất đi sự cân đối giữa các vùng dân cư và các vùng kinh tế.

Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng đang tạo điều kiện phát triển nhanh cho các ngành phi sản xuất nhưng lại cản trở sự phát triển của các ngành sản xuất cho xã hội. Điều này rất dễ thấy ở các ngành nông – lâm – ngư nghiệp tại các vùng nông thôn dẫn đến đô thị hóa và phân chia giai cấp rõ rệt. Sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế sẽ sinh ra phân tầng xã hội về giáo dục, văn hóa, hệ thống tư tưởng, từ đó dẫn đến mâu thuẫn trong đời sống kinh tế – chính trị. Đây cũng là tiền đề cho những tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến trật tự cuộc sống.

Tỷ lệ đô thị hóa là gì?

Tỷ lệ đô thị hóa là gì? Tỷ lệ đô thị hóa là công cụ đo lường phần trăm mức độ đô thị hóa tại một đơn vị diện tích. Cụ thể là so sánh diện tích khu vực đô thị hóa với diện tích của một đơn vị lãnh thổ nhất định.

Ví dụ: Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam vào năm 2009 là 629 đô thị tương đương với 19,6% nhưng đến năm 2016 là 802 đô thị tương đương là 36,6%.

Tốc độ của đô thị hóa

Tốc độ hay còn được gọi là quá trình đô thị hóa là gì để chỉ mức độ thay đổi của đô thị trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Trong giai đoạn năm 2009 – 2016, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam từ 19,6% vào năm 2009 lên đến 36,6% vào năm 2016. Điều đó cho thấy tốc độ đô thị ở Việt Nam là 15%

Đặc điểm của đô thị hóa

Đô thị hóa là gì được chia ra làm 3 đặc điểm, cụ thể: số dân gia tăng, mở rộng lãnh thổ, lối sống đô thị phổ biến.

Số dân gia tăng

Theo thống kế thực tế, đô thị hóa làm cho tỷ lệ dân số gia tăng nhanh chóng, đặc biệt tại những khu vực tỉnh thành phố lớn. Tỷ lệ này có thể sẽ thay đổi liên tục theo những mốc thời gian nhất định. Đô thị hóa là một trong những nguyên nhân thúc đẩy công cuộc di dân đến những thành phố lớn để sinh sống và phát triển kinh tế.

Cụ thể, vào thế kỷ thứ XIX, số dân thành thị ước tính đạt khoảng 30 triệu dân, chiếm 3% tỷ lệ dân số trên phạm vi lãnh thổ toàn cầu.

Đô thị hóa là gì? Ảnh hưởng tiêu cực/tích cực của đô thị hóa
Hình ảnh minh họa: Đô thị hóa góp phần làm gia tăng dân số tại các tỉnh thành lớn

Mở rộng lãnh thổ

Đô thị hóa thúc đẩy việc mở rộng các khu vực đô thị sang các khu vực và tỉnh thành lân cận. Kết nối các vùng giúp cải thiện điều kiện không gian và cơ sở hạ tầng công nghệ. Điều này làm giảm khoảng cách giữa cư dân của các khu vực liền kề và hình thành sự mở rộng lãnh thổ của quá trình đô thị hóa.

Sự kết nối này nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sống và phát triển kinh tế tài chính của con người. Cư dân giữa các vùng sẽ có khả năng tiếp cận các dịch vụ ở các vùng lân cận một cách dễ dàng.

Lối sống đô thị phổ biến

Lối sống đô thị được thể hiện rõ thông qua các hoạt động văn hóa, kinh tế và xã hội có chất lượng. Các hệ thống như tòa nhà chọc trời, trung tâm mua sắm và vô số khu vui chơi được đầu tư phát triển.

Hình thức đô thị hóa hiện nay

Hiện nay có 3 hình thức đô thị hóa phổ biến là:

  • Đô thị hóa nông thôn: Đó là một xu hướng thường xuyên và bền bỉ. Là quá trình phát triển nông thôn và lan tỏa của lối sống thành thị. Đây là tốc độ tăng trưởng đô thị phù hợp với xu hướng bền vững.
  • Đô thị hóa ngoại vi: Đó là quá trình phát triển mạnh mẽ xung quanh các đô thị do kết quả của phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng … tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn.
  • Đô thị hóa tự phát: Phát triển đô thị do dân số đô thị tăng quá mức và dân nhập cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn, dẫn đến thất nghiệp, chất lượng cuộc sống giảm sút …

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa không tự nhiên thay đổi mà phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cụ thể:

Điều kiện tự nhiên

Trước khi nền kinh tế tập trung và phát triển cao, điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa, nếu không có điều kiện này có thể gây ra hiệu ứng “phản đô thị hóa là gì”. Các yếu tố tự nhiên sẽ thu hút nhiều người hơn, do đó quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh hơn và quy mô lớn hơn.

Ví dụ: Một số yếu tố như: khí hậu, thời tiết tốt; tài nguyên thiên nhiên; Sử dụng hệ thống giao thông và các cơ hội để xây dựng đường xá; hệ sinh thái đa dạng với các ứng dụng tiềm năng cho giải trí và văn hóa,…

Điều kiện xã hội

Điều kiện xã hội thể hiện ở những thay đổi về kinh tế và sự thoả mãn các nhu cầu sống của con người. Đặc biệt, nó làm tăng năng suất và giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cụ thể, các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đô thị hóa:

  • Nhận thức của người dân, trình độ làm việc của người lao động
  • Cơ hội việc làm và tiềm năng tăng trưởng kinh tế
  • Hiệu quả chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước và nước ngoài
  • Mức sống của mọi người dân
  • Chính sách phát triển, nâng cao hệ thống công nghiệp

Văn hóa dân tộc

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng. Nền văn hóa này ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, xã hội …. Đồng thời quyết định hình thái đô thị của không gian lãnh thổ.

Những tác động của văn hóa đô thị là gì?

  • Tạo ra một thị trấn có hình ảnh văn hóa phong phú, giàu bản sắc
  • Thu hút du lịch và quảng bá các dịch vụ giải trí với sức hấp dẫn riêng
  • Duy trì các giá trị văn hóa để hình thành chiều sâu của văn hóa dân tộc
  • Văn hóa các dân tộc khác nhau giữa các vùng miền, làm phát sinh dân cư đô thị đa dạng với nhiều sắc thái văn hóa độc đáo

Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế càng cao dẫn đến tốc độ đô thị hóa càng nhanh. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của con người. Không thể phủ nhận rằng yếu tố vật chất và tinh thần có quan hệ mật thiết với nhau. Khi chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện, sự cởi mở về tinh thần cũng từ đó được cởi mở hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyến metro số 8 | Đường sắt đô thị nối 2 đầu thành phố.

Ảnh hưởng của đô thị hóa

Mức độ gia tăng chóng mặt của các khu đô thị đã tác động không nhỏ đến tâm lý và lối sống của người dân, đến xã hội và môi trường sống xung quanh.

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì

Không thể phủ nhận, đô thị hóa góp phần tích cực trong việc phát triển và nâng cao đời sống con người. Vậy ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?

  • Thúc đẩy phát triển nền kinh tế
  • Thay đổi về phân bổ cư dân, mật độ cư dân được dàn đều tại các vùng
  • Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nguồn thu mới
  • Tạo ra thị trường tiêu thụ và sản xuất đa dạng
  • Thu hút nguồn lao động có tay nghề
  • Hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại
  • Thu hút đầu tư từ nước ngoài

Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, đô thị hóa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, cụ thể:

  • Thiếu nguồn lao động sản xuất, làm nông tại địa phương
  • Áp lực về việc quá tải dân số và thất nghiệp tại nhiều thành phố lớn
  • Ô nhiễm môi trường sống tại nhiều thành phố lớn
  • An ninh xã hội không ổn định
  • Tệ nạn xã hội kiên tục tăng
  • Phân hóa giàu nghèo rõ rệt
Hình ảnh minh họa: Đô thị hóa khiến phân hóa giàu nghèo rõ rệt
Hình ảnh minh họa: Đô thị hóa khiến phân hóa giàu nghèo rõ rệt

Tình hình của đô thị hóa hiện nay ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Ngoài các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh thành khác như Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc, Đồng Nai, Quảng Ninh cũng đang đô thị hóa nhanh chóng …

Theo kết quả điều tra, tốc độ đô thị hóa của nước ta tăng nhanh từ 30,5% lên khoảng 40% trong giai đoạn 2010-2020.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều hạn chế và không đồng đều giữa các vùng. Tốc độ đô thị hóa còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực ASEAN và các nước trên thế giới.

Danh sách các tỉnh thành có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất

Tính đến năm 2018, quần cư đô thị hóa là gì ở nước ta đạt 34.75%. Cả nước có đến 12 tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa cao hơn mức trung bình của cả nước. Danh sách 12 tỉnh thành cụ thể:

Tên tỉnh, thành phố Dân số (tháng 4/2019) Tốc độ đô thị hóa (%)
Thành phố Hồ Chí Minh 7.052.750 80,45
Thành phố Hà Nội 5.465.400 69,70
Bình Dương 1.430.898 74,10
Hải Phòng 922.619 45,48
Đà Nẵng 1.252.010 84,11
Cần Thơ 1.005.445 70,75
Quảng Ninh 801.761 61,56
Thừa thiên Huế 626.700 50,30
Bà Rịa – Vũng Tàu 687.925 50,11
Khánh Hòa 625.176 44,54

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về khái niệm đô thị hóa là gì cùng những tác động của nó đến kinh tế và xã hội. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo, không phải ý kiến chuyên gia!

NEXT ARTICLE
Tabal câu hỏi thương gặp home

Gọi ngay 0911 86 87 88 từ 8:30 – 17:30


Liên hệ qua email [email protected]


Xem thêm tại FAQS nếu bạn có những thắc mắc về TABAL,
Đi đến câu hỏi thường gặp