15
12-2022
Bản đồ quy hoạch TP HCM đến năm 2030 mới nhất

TP.HCM là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước và là nơi giao thương buôn bán của các khu vực trong và ngoài nước. Tra cứu bản đồ quy hoạch TP HCM giúp nắm bắt các thông tin quan trọng về vị trí các khu vực, quy hoạch đô thị và định hướng phát triển trong tương lai của toàn thành phố.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia!

Tổng quan TP HCM

Bản đồ quy hoạch TP HCM đến năm 2030 mới nhất
Bản đồ quy hoạch TP HCM đến năm 2030 mới nhất. Hình ảnh minh họa: Tổng quan về TP HCM
  • Diện tích: Nằm ở phía Nam của nước ta, TP HCM có diện tích 2095km2, chiếm 0.63% diện tích lãnh thổ cả nước. Trong đó, nội thành có diện tích là 140,3km2 và ngoại thành là 1.916,2 km2, khu vực đô thị thành phố có diện tích khoảng 500km2.
  • Dân số: Hiện nay, dân số TP HCM đạt trên 9 triệu dân và đang giữ kỷ lục thành phố có tổng dân số lớn nhất cả nước. Với nền tảng vững mạnh và kinh tế tăng trưởng nhanh nên dân cư từ những tỉnh thành khác có xu hướng chuyển nơi sinh sống và làm việc ra TP HCM.
  • Đơn vị hành chính: TP HCM hiện bao gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện, cụ thể là Thành phố Thủ Đức, Quận 1,3,4,5,6,7,8,10,11,12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh và các huyện là Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh.

Mục tiêu phát triển TP HCM

TP HCM hiện đang giữ vai trò đầu tàu về kinh tế, công nghiệp của cả nước và là động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mục tiêu của cả thành phố trong những năm tới đây là phát triển bền vững toàn diện và đi đầu xu thế thời đại, cụ thể:

Xây dựng thành phố Văn minh- Hiện đại- Nghĩa tình

Việc phát triển kinh tế đồng thời kết hợp nâng cao đời sống- xã hội người dân là nền tảng phát triển bền vững của toàn thành phố. Đã có nhiều chính sách kinh tế đổi mới áp dụng các lĩnh vực công nghệ, khoa học hiện đại vào ngành công nghiệp khu vực nhằm phát triển tăng trưởng nền kinh tế và nắm bắt kịp thời xu hướng công nghệ toàn cầu trong thời đại mới.

Xây dựng hình ảnh thành phố xanh sạch đẹp, hiện đại và văn minh, trở thành điểm đến du lịch sống động của toàn châu Á, vừa an toàn về mặt chính trị, vừa là nơi có nền văn hoá và kiến trúc phong phú đa dạng. Ngoài ra, triển khai thực hiện các chính sách an sinh hỗ trợ người dân và người lao động gặp nhiều khó khăn trong xã hội.

Phát triển đa cực qua các đô thị vệ tinh

Song song với việc phát triển nền kinh tế, phải phát huy các nguồn lực phát triển quy hoạch đô thị, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn công tác quy hoạch với tổ chức thực hiện quy hoạch, xem quy hoạch là công cụ quan trọng quản lý và điều hành phát triển kinh tế – xã hội.

TP HCM được định hương phát triển không gian tập trung- đa cực với mục tiêu sắp xếp dàn đều dân cư sinh sống tại nơi đây. Không chỉ tập trung vào một trung tâm, thành phố phát triển thêm bốn trung tâm cấp thành phố ở bốn hướng khác nhau giúp giảm áp lực cho trung tâm.

Hình thức phát triển đô thị vệ tinh đa cực của TP HCM với mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế khắp các vùng tại thành phố và có sự phát triển dân cư đồng đều, tránh tập trung vào trung tâm gây các hiện tượng quá tải về giao thông, chỗ ở, việc làm cho người dân. Đồng thời thu hút các vốn đầu tư vào các dự án đô thị, công nghiệp từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Phát triển thành phố ngang thành phố lớn Châu Á

Tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra những bước đột phá về khoa học kĩ thuật trong công nghiệp, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn để không chỉ giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế cả nước mà còn thể hiện khu vực kinh tế trọng điểm trong khu vực châu Á.

Mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, công nghệ khoa học văn hoá của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030 và đến năm 2045 sẽ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính của toàn khu vực châu Á.

Bản đồ quy hoạch TP Hồ Chí Minh

Bản đồ quy hoạch TP HCM đến năm 2030 mới nhất
Hình ảnh minh họa: Bản đồ quy hoạch đô thị TP HCM mới nhất

Đồ án quy hoạch TP HCM đầu tiên vào năm 1993 và được điều chỉnh tại năm 1998, sau đó là đồ án điều chỉnh quy hoạch chung vào năm  2020. Mới nhất chính là bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2030. Bản đồ quy hoạch TP HCM với mục tiêu phát triển đồng đều, vừa đẩy mạnh phát triển theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên những nét truyền thống lịch sử lâu thời và đặc biệt đảm bảo yếu tố môi trường phải được cải thiện theo chiều hướng tốt.

Bản đồ quy hoạch TPHCM mới nhất đi theo mô hình đa cực vệ tinh. Tức là không chỉ tập trung phát triển tại một trung tâm như trước kia mà thành phố sẽ phát triển thành nhiều trung tâm, chia thành các phía khác nhau bao gồm:

  • Quy hoạch phía Nam: gồm quận 7 và huyện Nhà Bè là khu vực có nhiều sông ngòi và kênh rạch. Dựa vào điều kiện thuỷ văn, địa hình sông nước và quỹ đất dồi dào để phát triển đô thị để phát triển hạ tầng phục vụ hệ thống tiêu thoát nước.
  • Quy hoạch đô thị phía Đông: Quận 2, 9 và thành phố Thủ Đức. Phía đông được phát triển theo hành lang cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây với điểm nhấn là các khu công nghệ cao và khu Công viên phần mềm.
  • Quy hoạch đô thị phía Tây Nam: quận Tân Phú, Bình tân và huyện Bình Chánh. Đẩy mạnh phát triển với tiềm năng phát triển hạ tầng kết hợp tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dọc sông Sài Gòn, khu biển Cần Giờ và các khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Quy hoạch đô thị phía Tây Bắc: gồm quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi. Nơi đây có quỹ đất đai dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng các khu đô thị mới.

>>> Có thể bạn quan tâm:  Bản đồ quy hoạch là gì? Cách xem bản đồ quy hoạch đất

Hạng mục quy hoạch giao thông TP Hồ Chí Minh

Bản đồ quy hoạch phát triển vùng

Bên cạnh việc phát triển quy hoạch đô thị theo mô hình đa cực, bản đồ quy hoạch sử dụng đất TPHCM cũng được phân vùng như sau:

  • Vùng đô thị phát triển bao gồm 13 quận nội thành cùng với 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện và các khu đô thị mới.
  • Vùng phát triển công nghiệp tập trung phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.
  • Vùng sinh thái du lịch triển khai phát triển dọc theo sông Sài Gòn, Đồng Nai và các khu rừng sinh thái nước mặt tại huyện Cần Giờ
  • Vùng nông nghiệp tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ kết hợp với vành đai sinh thái
  • Vùng bảo tồn thiên nhiên tại các khu vực bảo tồn và phục hồi sinh thái tại các rừng ngập mặn huyện Cần Giờ.

Quy hoạch phát triển tuyến đường vành đai

Đường vành đai 2 chạy khép kín xung quanh TP HCM với tổng chiều dài trong khoảng 70 km. Bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh qua cầu Phú Mỹ rồi đi ra ngã tư Thái Bình kết nối với nút giao Gò Dưa của thành phố Thủ Đức. Điểm cuối của vành đai 2 là quốc lộ 1 rồi quay về đường Nguyễn Văn Linh.

Bản đồ quy hoạch TP HCM đến năm 2030 mới nhất
Bản đồ quy hoạch TP HCM đến năm 2030 mới nhất. Hình ảnh minh họa: Đường vành đai 2

Đường vành đai 4 với điểm bắt đầu tại điểm giao cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu hướng về phía sân bay quốc tế Long Thành và điểm cuối cùng nối với đường trục Bắc Nam tại khu đô thị cảng Hiệp Phước có chiều dài lên đến 197,6 km.

Bản đồ quy hoạch giao thông TPHCM – đặc biệt là các tuyến đường vành đai đóng vai trò làm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên các tuyến đường tại nội đô thành phố và là tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực công nghiệp khác, góp phần đẩy nhanh lưu thông, hàng hoá và phát triển cảng.

Bản đồ phát triển đường sắt đô thị

Hệ thống đường sắt đô thị TP HCM được xem là hệ thống vận tải đô thị đầu tiên tại Việt Nam bao gồm tàu điện ngầm, xe điện mặt đất và tàu một ray. Đây là hệ thống đường sắt đô thị thứ 3 tại nước ta sau hai dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đang được vận hành. Dự án được khởi công vào tháng 3 năm 2007 và được dự kiến đi vào vận hành vào năm 2024.

Hiện có tổng cộng 8 tuyến Metro tại TP Hồ Chí Minh dài hơn 169km, 1 tuyến xe điện dài 12,8km và 2 tuyến đường ray có tổng chiều dài 43,7km với tổng số 14 ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao) đang được thi công.

Cách xem tra cứu quy hoạch Hồ Chí Minh

Trước khi tiến hành giao dịch mua bán bất cứ một bất động sản, nhà đầu tư cần xác định rõ khu vực đó có tiềm năng hay không, đồng thời tránh mua phải những dự án ma, những dự án có giá cao hơn nhiều so với thực tế. Tra cứu bản đồ quy hoạch TP HCM là việc làm cần thiết, không chỉ đối với những người có nhu cầu mua bán bất động sản mà còn với tất cả người dân đang sinh sống trong thành phố.

Trước kia, việc tra cứu bản đồ quy hoạch cần phải đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để xem nhưng hiện nay, quá trình tra cứu bản đồ quy hoạch TP HCM mới nhất hoàn toàn có thể diễn ra trực tuyến.

Người dân chỉ cần truy cập địa chỉ tra cứu hoặc tải app tra cứu và xác định vị trí cần tra cứu bằng cách nhập tọa độ hoặc thông tin qua định vị GPS. Ấn vào phần ranh đồ án quy hoạch, mọi thông tin về khu vực đó sẽ hiện ra và cho phép người dùng tải về.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất 2030 – 2050

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bản đồ quy hoạch TP HCM từ quy hoạch đô thị đến quy hoạch giao thông trong thành phố. Việc tra cứu thông tin quy hoạch giờ đây có thể được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng thông qua các thiết bị ứng dụng.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ. Để biết thêm chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới các chuyên gia thuộc lĩnh vực để được tư vấn chi tiết nhất!

NEXT ARTICLE
Tabal câu hỏi thương gặp home

Gọi ngay 0911 86 87 88 từ 8:30 – 17:30


Liên hệ qua email [email protected]


Xem thêm tại FAQS nếu bạn có những thắc mắc về TABAL,
Đi đến câu hỏi thường gặp